Cách từ chối nhẹ nhàng
Dưới đây là 4 điều lưu ý để có lời từ chối khéo léo nơi công sở.
“Being nice doesn’t mean being a Yes man”. Nếu bạn luôn nói Yes với tất cả mọi người, bất kể lời đề nghị thì bạn sẽ chẳng bao giờ có đủ thời gian làm hết và làm tốt việc của mình. Thậm chí trong một số trường hợp, khi mọi người đã quen với sự giúp đỡ của bạn, họ sẽ nghĩ bạn là người dễ sai khiến và không có chính kiến riêng. Tất nhiên, điều này không hề có lợi cho sự nghiệp của bạn.
♠ Bạn đang cần Tìm Việc Làm hoặc Tìm Việc Nhanh để trang trải cho cuộc sống? Truy cập ngay website Mạng Việc Làm để có được những tin tức tuyển dụng được cập nhật thường xuyên!
1. Đừng “tiêu cực hóa” lời từ chối
Từ chối một nhiệm vụ không có nghĩa là bạn sẽ mất đi cơ hội thăng tiến. Từ chối cũng không đồng nghĩa với việc bạn không có tinh thần hỗ trợ mọi người. Nếu bạn đang đầu bù tóc rối với hàng tá việc của mình thì lời từ chối là cần thiết. Ưu tiên thứ tự công việc, tập trung vào những nhiệm vụ quan trọng và khẩn thiết hơn mới là yếu tố quan trọng để đạt hiệu quả tốt trong công việc.
2. Suy nghĩ kỹ trước khi nhận lời giúp đỡ ai đó
Khi nhận được bất cứ yêu cầu hỗ trợ nào từ đồng nghiệp, bạn cần suy nghĩ kỹ và cân nhắc tất cả các khía cạnh trước khi nhận lời: Bạn có thể làm tốt việc này được không? Bạn hiện đang đủ thời gian để giúp họ hay không? Bạn có khả năng chịu trách nhiệm nếu không thể hoàn thành chúng?…Hãy cân nhắc kỹ để tránh rơi vào tình trạng ôm đồm, việc mình thì chưa xong mà việc được nhờ cũng lỡ dở.
♠ Để có thể Tìm Việc nhanh chóng nhất, hãy tìm thông tin ở Mang Viec Lam để giành lấy cho mình một cơ hội!
3. Từ chối mạnh dạn nhưng giải thích một cách khéo léo
Đừng nghĩ rằng từ chối là một câu nói đáng xấu hổ. Hãy mạnh dạn và dứt khoát nếu bạn không thể nhận nhiệm vụ hoặc hỗ trợ một ai đó nếu yêu cầu đó không phù hợp hoặc bạn thực sự không đủ thời gian. Điều này chứng tỏ bạn làm việc có kế hoạch và luôn làm chủ trong mọi tình thế. Tuy nhiên, để tránh làm mất lòng nhau cũng như hiểu lầm, bạn cần khéo léo giải thích rõ ràng với đồng nghiệp tình trạng công việc của mình cũng như lý do vì sao bạn không thể giúp đỡ họ.
4. Loại bỏ cảm giác tội lỗi
Thực tế, bạn hoàn toàn có quyền lựa chọn “có” hoặc “không” nếu lời đề nghị hỗ trợ không phải trách nhiệm và nhiệm vụ của bạn. Đừng xem lời từ chối là một tội lỗi. Nếu bạn chấp nhận lời đề nghị công việc nhưng trên thực tế bản thân lại không có đủ thời gian, khả năng, nguồn lực để đảm bảo thực hiện hiệu quả, khi đó bạn mới thật sự có lỗi khi gây ảnh hưởng trực tiếp đến người đã tin tưởng nhờ bạn.
Lời kết: Thật tốt nếu chúng ta luôn có tinh thần giúp đỡ lẫn nhau trong công việc. Điều này thật đáng hoan nghênh. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý và sáng suốt để không thể trở thành trung tâm sai vặt và nhờ vả của mọi người. Biết khi nào cần nói Không và nói một cách khéo léo tránh làm mất lòng nhau là một trong những bí quyết để thành công.
Truy cập để xem nhiều hơn tại MangViecLam.com – Kết Nối Sự Nghiệp, Tuyển Dụng, Kiếm Tìm Việc Nhanh 24H
Hotline: (08) 2222 2236 / (08) 2266 3636 / (08) 2268 3636
Leave a Reply