Xin nghìn tỉ cứu dự án bị “treo”
Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (TISCO) vừa có báo cáo sẽ phải tăng vốn đầu tư thêm gần ngàn tỉ đồng để cứu dự án nhà máy gang thép Thái Nguyên mở rộng đang bị “trùm mền” suốt nhiều năm qua.
- Bạn có Nhà Đất Bán ? click vào đây để đăng tin Bán Nhà Đất, Bán Nhà, Bán Đất miễn phí, nhanh chóng và hiệu quả.
Dự án nhà máy gang thép Thái Nguyên bị bỏ dở dang trong nhiều năm qua – Ảnh: Nguyễn Khánh
Dự án nhà máy gang thép Thái Nguyên mở rộng vốn rất nổi tiếng sau khi gặp khó khăn tài chính, dẫn tới việc nhà thầu Trung Quốc bỏ về nước vào năm 2012, đem theo hơn 90% tiền TISCO đã thanh toán phần thiết bị…
Sau một thời gian dài đàm phán với tổng thầu là Tập đoàn Xây lắp luyện kim Trung Quốc (MCC), TISCO – cánh chim đầu đàn ngành thép một thời – vừa có báo cáo Thủ tướng về việc chấp nhận bồi thường cho nhà thầu, đồng thời đưa ra hàng loạt kiến nghị ưu đãi về thuế, tiền trả lãi vay… để có tiền tiếp tục triển khai dự án.
Tiếp tục tăng vốn, đòi nhiều ưu đãi
Theo thông tin từ Bộ Công thương, sau 9 lần đàm phán, đến lần đàm phán thứ 10 này, các nội dung cơ bản về sửa đổi phụ lục hợp đồng được TISCO và MCC thống nhất với hàng loạt chi phí bổ sung mà TISCO phải gánh chịu.
Cụ thể, TISCO khẳng định tổng vốn đầu tư của dự án mở rộng nhà máy gang thép Thái Nguyên sẽ lên tới 9.031 tỉ đồng – tăng 927 tỉ đồng so với tổng mức đầu tư cũ. Trước đó, theo đề nghị của nhà thầu Trung Quốc, dự án đã tăng tổng vốn từ 3.843 tỉ lên 8.014 tỉ đồng.
Giải thích về lý do tăng vốn đầu tư, theo diễn giải của một đơn vị chủ sở hữu vốn tại TISCO, có một số khoản phải chi thêm, trong đó đáng chú ý là chi phí trả cho nhà thầu Trung Quốc, bao gồm chi phí sửa chữa, bổ sung thiết bị, tiền phạt, tổng số tiền lên tới khoảng 57 triệu USD (trên 1.200 tỉ đồng).
Ngoài ra, chi phí lãi vay tăng 571 tỉ, chi phí dự phòng tăng 191 tỉ, chi phí công tác nước ngoài tăng 1,5 tỉ… Nguồn tin từ Bộ Công thương cho biết thực chất số tiền cần tăng thêm cho dự án là 1.400 tỉ đồng nhưng TISCO chủ động loại bỏ hạng mục “cốc hóa” khoảng 600 tỉ đồng, nên số tiền tăng thêm còn 927 tỉ đồng.
Cần phải nói thêm, TISCO đã đầu tư 20,8 triệu USD để đưa thiết bị đến công trường và 145,3 tỉ phí xây dựng, lắp đặt hạng mục “cốc hóa”, dự kiến chỉ thu hồi được khoảng 27 tỉ đồng.
Trong báo cáo Thủ tướng, Bộ Công thương công nhận với tổng mức đầu tư sau điều chỉnh lên tới 9.031 tỉ đồng thì cơ bản dự án không còn hiệu quả, cần tới 23 năm mới thu hồi xong vốn.
Bộ Công thương cũng cho biết TISCO và đơn vị tư vấn đã tính toán nếu tổng mức đầu tư chỉ còn 7.871 tỉ thì dự án đảm bảo hiệu quả, lợi nhuận trên vốn sẽ đạt 10,78%, cao hơn lãi suất ngân hàng bình quân 9,38%. Để dự án có thể tiếp tục thực hiện, TISCO đề nghị hỗ trợ bằng cơ chế để có thêm khoản tiền nêu trên nhằm rút vốn đầu tư xuống mức có thể chấp nhận được.
TISCO tính luôn cách có thể giúp để dự án giảm được tổng mức đầu tư xuống, cụ thể là kiến nghị Chính phủ cấp thêm một loạt ưu đãi “khủng”, trong đó có những ưu đãi mà hiếm doanh nghiệp tư nhân nào dám mơ: yêu cầu Ngân hàng Phát triển VN (VDB) khoanh nợ gốc, đồng thời miễn 100% lãi vay thời gian dự án dừng thi công (khoảng 386 tỉ). Tiền vay từ ngân hàng này chỉ tính lãi 5,5%/năm.
Với VietinBank, TISCO cũng đề nghị Chính phủ chỉ đạo khoanh nợ gốc, miễn tối thiểu 50% lãi vay thời gian dự án ngừng thi công, cho TISCO đến năm 2019 mới bắt đầu trả nợ và đến năm 2034 mới trả xong…
- Bạn có thể tham khảo thêm các danh mục Nha Dat Ban riêng khác :
Bán Nhà Riêng
Bán Nhà Mặt Phố
Bán Đất
Bán Đất Nền Dự Án
Với khoản thuế giá trị gia tăng, Nhà nước đã hoàn lại cho TISCO khoảng 330 tỉ, đề nghị không đưa khoản này vào tổng mức đầu tư dự án. Đặc biệt, TISCO kiến nghị miễn luôn thuế nhà thầu cho nhà thầu Trung Quốc (gồm thuế thu nhập doanh nghiệp 2%, giá trị gia tăng 5% – khoảng 133 tỉ). TISCO còn đề nghị cho phép được chỉ định thầu rút gọn để lựa nhà thầu phụ cho các gói thầu tư vấn, phi tư vấn và xây dựng…
Với những ưu đãi như vậy, TISCO cho rằng tổng mức đầu tư dự án sẽ còn đúng 7.871 tỉ, tức là dự án sẽ có hiệu quả. Bộ Công thương cũng đánh giá dù dự án kéo dài quá lâu, hiệu quả “gần như không còn”, nhưng theo thông tin của Tuổi Trẻ, Thứ trưởng Bộ Công thương Cao Quốc Hưng đã có văn bản đề nghị Thủ tướng chấp nhận các đề xuất của TISCO.
Trả lời Tuổi Trẻ, ông Đỗ Trung Kiên, phó tổng giám đốc TISCO, cho biết doanh nghiệp đã có văn bản gửi Bộ Công thương về tình hình đàm phán với MCC. Về các khoản bồi thường cho nhà thầu Trung Quốc, ông Kiên chưa xác nhận. “Việc đàm phán với MCC đang được Bộ Công thương xin ý kiến Thủ tướng” – ông Kiên nói.
Dự án nhà máy gang thép Thái Nguyên mở rộng bị bỏ dở dang, “trùm mền” trong nhiều năm qua đang cần thêm nhiều tỉ đồng để tiếp tục đầu tư – Ảnh: Nguyễn Khánh
Bỏ thêm tiền vẫn lo
Nhiều chuyên gia đánh giá dự án nhà máy gang thép Thái Nguyên mở rộng khó có thể có hiệu quả được nữa, hiện đang lâm vào tình trạng “bỏ thì thương, vương thì tội”.
Ngay Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) – đơn vị đầu tư 1.000 tỉ vào dự án, đang nắm giữ trên 30% vốn tại TISCO – cũng có báo cáo gửi Chính phủ vào cuối tháng 3-2016, ngay sau khi TISCO có văn bản gửi các cơ quan chức năng. Theo đó, ngay SCIC cho rằng những giả thuyết để dự án có hiệu quả do TISCO đưa ra còn chứa đựng nhiều rủi ro, khó trở thành hiện thực.
Cụ thể, văn bản do tổng giám đốc SCIC Lại Văn Đạo ký nêu rõ ngay cả khi tăng vốn đầu tư thêm 927 tỉ nhưng “độ chính xác của tổng mức đầu tư chưa thật vững chắc”.
Theo ông Đạo, việc mua lại số thiết bị của nhà thầu có trị giá 113 triệu USD đang để tại chân công trình (do để lâu hư hỏng) sẽ chỉ hết 5 triệu USD (trên tổng số 113 triệu USD) là chưa thể khẳng định được, bởi phần lớn thiết bị vẫn chưa được mở hòm kiểm định.
Thứ hai, tổng mức đầu tư trên chỉ đạt được khi dự án khởi công vào ngày 1-4-2016 và hoàn tất vào 1-1-2018 nhưng SCIC cho rằng không thể thực hiện được, trong khi chậm tiến độ sẽ làm tăng lãi vay, dẫn tới không đạt hiệu quả tài chính.
Thứ ba, SCIC thẳng thắn nêu các đề xuất của TISCO như miễn giảm thuế, khoanh giảm lãi vay, điều chỉnh lãi suất, thời gian vay trả nợ… là vượt khung quy định của pháp luật hiện hành. Đó là chưa tính tới còn có các biến động về giá thép, thị trường.
Đại diện của SCIC nhận định “các giả định của dự án đều chưa thể kiểm soát được”, “hiệu quả của dự án chưa thể khẳng định được tại giai đoạn này”. SCIC cho rằng TISCO cần tính toán lại tổng mức đầu tư cho chính xác cũng như tính hiệu quả của dự án.
Dự tính trả thêm cho nhà thầu Trung Quốc khoảng 57 triệu USD, gồm:
– Chi phí bồi thường do dự án kéo dài từ tháng 6-2012: 4,39 triệu USD.
– Chi phí dịch vụ sau bán hàng: 1,73 triệu USD.
– Chi phí bàn giao, bảo quản, sửa chữa các thiết bị tại hiện trường: 3,05 triệu USD.
– Chi phí tạm tính mua sắm lại thiết bị, vật liệu hư hỏng: 5 triệu USD.
– Chi phí cho công đoạn thu hồi khí than lò cao: 4,29 triệu USD.
– Chi phí trả cho MCC để lắp đặt thiết bị chính: 38,6 triệu USD.
Truy cập để xem nhiều hơn tại NhaDatSo.com – Mạng Nhà Đất Số 1 Việt Nam
Hotline: (08) 6262.3838 / (08) 2266.3838 / (08) 2268.3838
Leave a Reply