Dấu hiệu quan trọng cảnh báo về các loại bệnh thận

Đây là tình trạng thận đột ngột suy giảm chức năng loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể, không thể cân bằng nước và điện giải. Thông thường, thận loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể bằng cách tạo ra nước tiểu. Khi thận suy yếu, chất thải ngày càng tồn đọng và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình bài tiết của cơ thể. Suy thận cấp tính có thể diễn ra rất nhanh, chỉ sau vài giờ hoặc vài ngày.

Bệnh thận thường không gây ra triệu chứng gì cho tới khi đã tiến triển, vì vậy việc chẩn đoán và điều trị sớm, tránh sự tiến triển đến bệnh thận mạn tính là rất quan trọng. Tuy nhiên có những triệu chứng khá điển hình cho bệnh thận mà chỉ cần người bệnh chú ý là cơ hội điều trị và chữa khỏi bệnh sẽ cao hơn.

Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo các loại bệnh thận mà bạn nên nằm lòng để tự chẩn đoán bệnh cho bản thân.

1. Viêm cầu thận cấp

Viêm cầu thận cấp thường xảy ra ở lứa tuổi từ 4 đến 14, ít gặp ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi và người lớn trên 20 tuổi. Theo thống kê, nam giới mắc bệnh này nhiều gấp đôi nữ. Bệnh có thể xảy ra lẻ tẻ, hoặc thành dịch.

Đây là tình trạng viêm lan tỏa cấp tính xảy ra ở vi cầu thận gây tiểu máu, tiểu đạm, tiếu ít, phù và giảm độ lọc cầu thận. Là một bệnh do rối loạn miễn dịch, thường khởi phát bởi tình trạng nhiễm liên cầu β nhóm A, bệnh thường lành tính, tự khỏi 90% các trường hợp.

bạn muốn có kiến thức về sức khỏe gia đình hay sức khỏe đời sống hãy đến với chung tôi để có được kiến thức về sức khỏe giới tính và chế độ dinh dưỡng cho gia đình bạn và biết thêm các mẹo chữa bệnh các bệnh thường gặp

 

Bệnh thường khởi phát sau lần viêm họng, bệnh nhân có hiên tượng sốt, đau họng, amydan sưng to, nung mủ… từ một đến hai tuần, hoặc viêm da mủ với nhiều mụn mủ trên một vùng da kéo dài từ 2 đến 3 tuần.

Dấu hiệu đầu tiên cảnh báo điển hình của viêm cầu thận cấp là nước tiểu có màu hồng. Tuy nhiên trường hợp nhẹ, màu của nước tiểu rất khó phát hiện ra sự thay đổi.

Xem Thêm:  Top 6 bệnh thường gặp trong mùa đông và cách để phòng tránh chúng

 

Người bệnh có thể bị sưng phù hai mi mắt, phù mặt, hoặc lan ra toàn thân, tiểu ít, nước tiểu sậm màu như nước trà đậm.

Tăng huyết áp cũng là triệu chứng thường gặp, bệnh nhân có thể bị tăng huyết áp nặng ảnh hưởng lên thần kinh gây lơ mơ, ngủ gà, đau đầu dữ dội, co giật, khó thở do suy tim.

Mức độ nặng có thể gây ho trào bọt hồng, suy hô hấp, tử vong.

Viêm cầu thận cấp cũng gây triệu chứng toàn thân không đặc hiệu như đau đầu, mệt mỏi, chán ăn, đau hông lưng do căng chướng bao thận.

Một số trường hợp không biểu hiện ra ngoài, chỉ phát hiện tình cờ trên xét nghiệm khi nước tiểu có nhiều đạm, máu, suy chức năng thận, kháng thể kháng vi khuẩn (ASLO) tăng cao trong máu.

2. Suy thận cấp

Đây là tình trạng thận đột ngột suy giảm chức năng loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể, không thể cân bằng nước và điện giải. Thông thường, thận loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể bằng cách tạo ra nước tiểu. Khi thận suy yếu, chất thải ngày càng tồn đọng và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình bài tiết của cơ thể. Suy thận cấp tính có thể diễn ra rất nhanh, chỉ sau vài giờ hoặc vài ngày.

Mặc dù bệnh có thể gây tử vong cao nhưng nếu điều trị và cấp cứu kịp thời cùng với thể trạng sức khỏe tốt, chức năng thận có thể được phục hồi trở lại như bình thường.

Suy thận cấp do nguyên nhân tại thận

Những yếu tố nguy cơ: dùng thuốc độc thận, sốc kéo dài, tiêu cơ vân, thuốc cản quang, tan máu… Trường hợp này có thể thấy một số triệu chứng suy thận cấp sau:

+ Đau vùng thắt lưng do niệu quản, sỏi thận

+ Nước tiểu thẫm màu

+ Sốt, đau cơ, ngứa và nổi ban sẩn sau khi dùng thuốc

+ Thiểu niệu, tăng huyết áp, phù

Suy thận cấp do nguyên nhân trước thận

Trường hợp này, người bệnh thường thấy các triệu chứng mất nước như:

+ Mạch nhanh, hạ huyết áp, tụt huyết áp: Da, niêm mạc khô; tĩnh mạch cổ xẹp; giảm độ chun giãn da.

+ Số lượng nước tiểu giảm dần đi.

Suy thận cấp do nguyên nhân sau thận

+ Thường thấy triệu chứng tắc nghẽn đường tiết niệu như: Có thể thấy thận to do ứ nước hoặc ứ mủ; xuất hiện cơn đau vùng hố lưng

+ Triệu chứng suy thận cấp của bàng quang: đái buốt, đái dắt, đau tức vùng bàng quang,…

*** Nếu người bệnh bị suy thận cấp ở giai đoạn nặng có thể thấy biểu hiện: Buồn ngủ, mệt mỏi, khó thở, lẫn lộn, co giật, buồn nôn, nôn, hôn mê trong trường hợp nghiêm trọng.

3. Suy thận mạn

Suy thận mạn là tình trạng thận làm việc không hiệu quả kéo dài, hay suy giảm chức năng thận không hồi phục. Suy thận mạn đặc biệt nguy hiểm bởi vì bạn có thể không có triệu chứng nào cho đến khi bệnh tiến triển và không thể khắc phục.

Các dấu hiệu và triệu chứng muộn: Buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy và ăn không ngon miệng; mệt mỏi, thở gấp, đau dạ dày, tê, ngứa ran, nóng đốt chân và tay, giảm ham muốn tình dục, không có kinh nguyệt, thiếu máu, đau cơ và xương.

Ngoài ra, người bệnh còn gặp một số tình trạng như ngủ không ngon, trầm cảm, động kinh, ngẩn ngơ và hôn mê; ngứa, huyết áp bất thường, và các vấn đề về chảy máu cũng có thể xảy ra.

4. Hội chứng thận hư

Hội chứng thận hư thường được gây ra bởi các tổn thương của các mạch máu nhỏ (tiểu cầu thận) của thận. Khi cầu thận khỏe mạnh sẽ giữ protein máu (chủ yếu là albumin – một chất cần thiết để duy trì đủ lượng chất lỏng trong cơ thể của bạn) và lọc các chất thải qua nước tiểu ra khỏi cơ thể.

Tuy nhiên khi cầu thận bị hư hại, các tiểu cầu này không thể giữ protein máu và lọc luôn ra khỏi cơ thể, dẫn đến hội chứng thận hư.

  • Sưng (phù), đặc biệt là ở bàn chân và mắt cá chân.
  • Nước tiểu có bọt do quá nhiều protein trong nước tiểu gây nên.
  • Tăng cân do cơ thể giữ nước.

Tuy nhiên, người bệnh cũng có thể nhận thấy các triệu chứng khác bao gồm:

  • Phát ban da hoặc lở loét
  • Chán ăn
  • Co giật

Cùng Danh Mục

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>