Thành tâm bái Phật mà tại sao Phật không giúp? Đây chính là nguyên do

Đối đãi với người khác như đối đãi với chính mình đều sẽ nhận được hồi báo. Nếu không phải nhận trực tiếp, thì cũng sẽ có nhân quả tuần hoàn, cuối cùng kết quả cũng sẽ rơi trên thân mình, vì vậy hãy tận tâm đối đãi.

 

Nhiều năm nay, người dâng hương lễ Phật mà thực sự được phúc báo ngày càng ít. Kỳ thực, mỗi người chúng ta trong lòng đều hiểu rằng không linh nghiệm, rốt cuộc xảy ra vấn đề gì? Câu chuyện dưới đây sẽ phần nào giải khai khúc mắc này.

P6Frav 20170415 thanh tam bai phat tai sao phat khong giup day chinh la nguyen do Thành tâm bái Phật mà tại sao Phật không giúp? Đây chính là nguyên do

Con người ngày nay, vì sao thành tâm bái Phật mà vẫn không linh nghiệm? (Ảnh: pixabay.com)

Trên núi Nam Sơn có một tòa thần miếu, bên trong thờ phụng một pho tượng Phật Tổ, tương truyền rằng pho tượng Phật Tổ này rất linh nghiệm, chỉ cần người bái Phật thành tâm hứa nguyện thì Phật Tổ sẽ đại phát từ bi làm cho người cầu khẩn được như ý nguyện…BcKCN8 Thành tâm bái Phật mà tại sao Phật không giúp? Đây chính là nguyên do

 

Có một người nghe nói đến sự linh nghiệm của pho tượng, để biểu hiện ra sự thành tâm của mình, nhân dịp sinh nhật của Phật Tổ, anh ta tự mình mang ba loại lễ vật từng bước đi lên Nam Sơn dâng cho Phật Tổ để cầu nguyện. Anh ta đi qua hết ngọn núi này đến núi nọ, vì sợ thất kính với Phật Tổ nên ngay cả khi mồ hôi ướt đẫm lưng áo anh ta cũng không chịu đặt lễ vật xuống để nghĩ ngơi chút nào; lại sợ đến trễ sinh nhật nên dù khuyên kiểu gì anh ta cũng không chịu dừng chân. Trải qua bao gian khổ leo núi băng rừng anh ta cuối cùng cũng tới được thần miếu.

 

Anh ta cung kính bày sính lễ rồi quỳ trên đất, chắp tay thành chữ thập thành kính hướng Phật Tổ cầu nguyện: “Phật tổ linh thiêng, con đã 10 năm đi thi, lại luôn luôn không đạt như ý nguyện. Ngài pháp lực vô biên, cầu xin ngài vì sự thành tâm của con, xin ngài làm cho con trong kỳ thi năm nay được đề tên bảng vàng”.

Sau khi thành tâm cầu nguyện xong, anh ta thu lại lễ vật chuẩn bị trở về nhà. Khi anh ta mới đi ra đến cửa miếu thì gặp một tên ăn mày vươn tay hướng anh ta cầu xin: “Thí chủ thiện tâm, tôi đã 3 ngày 3 đêm chưa có gì để ăn, rất đói bụng, thỉnh ngài thương xót tôi, cho tôi một chút đồ sính lễ để ăn đỡ đói đi”.

Anh ta nhìn thấy tên ăn mày bộ dạng bẩn thỉu nên vội vàng xua tay nói: “Đi đi. Nhìn ngươi vừa bẩn vừa hôi, đừng lại đây làm bẩn sính lễ của ta, những đồ này ta còn mang về nhà cho vợ con ta ăn đấy. Không có cho ngươi”.

Tên ăn mày không ngừng dập đầu cầu xin: “Thí chủ, tôi sắp chết đói rồi, ngài chỉ cần cho tôi một chút thôi, thỉnh cầu ngài cứu tôi với”.

Anh chàng bái Phật sợ tên ăn mày cướp sính lễ của mình, vội vàng bưng sính lễ không kịp quay đầu chạy xuống núi. Tên ăn mày bị đói toàn thân yếu ớt, cầm tấm thảm lông rách rưới khoác lên mình rồi co ro ngồi xuống bên cạnh miếu. Đêm càng về khuya khí trời càng lạnh, tên ăn mày bị lạnh run rẩy càng nắm chặt tấm thảm lông.

Bỗng đâu có một con chó đầy người mụn ghẻ, lở loét, máu mủ hôi hám khập khiễng chạy đến bên cạnh tên ăn mày ngậm một góc tấm thảm của tên ăn mày lôi phủ lên thân mình rồi dựa sát vào tên ăn mày để sưởi ấm. Những vết lỡ loét, máu mủ thối bẩn kia trên người con chó dính đầy lên tấm thảm, làm cho tấm thảm rách rưới càng thêm bẩn thêm thối. Tên ăn mày tức giận giơ chân đá con chó một phát chửi: “Cút đi, cút đi. Nhìn ngươi đầy mình lở loét, máu mủ ghê tởm, đừng có làm bẩn tấm thảm của ta, ở đây không có chỗ cho ngươi nằm đâu”.

Con chó bị đau rưng rưng nước mắt khập khiễng chạy đi, trong đêm bị lạnh chết cóng bên cạnh cửa thần miếu. Còn tên ăn mày mặc dù có tấm thảm che thân không bị lạnh chết, nhưng vì đói lâu ngày nên hôm sau cũng bị đói mà chết.

Nửa năm sau, anh chàng bái Phật kia lên kinh dự thi lại trượt.

 

Anh ta tức giận đùng đùng chạy lên Nam Sơn, tới trước Phật Tổ oán hận nói: “Nói cái gì là pháp lực của Ngài vô biên, căn bản là lừa người, nếu Ngài thật sự linh nghiệm, vì sao không giúp ta đỗ đạt trong kỳ thi, còn khiến ta mất hết thanh danh?”

Phật Tổ lấy ra một tấm bảng, hỏi anh ta: “Ta vì sao phải giúp ngươi?”

Anh chàng bái Phật trả lời: “Ta thật tâm thành kính mang lễ vật lên núi, vì sợ lỡ mất sinh nhật của Ngài mà một khắc cũng không dám nghỉ ngơi, chỉ cần phần thành ý này thôi cũng đủ để Ngài giúp ta rồi”.BcKCN8 Thành tâm bái Phật mà tại sao Phật không giúp? Đây chính là nguyên do

Phật Tổ kêu linh hồn tên ăn mày đến, linh hồn tên ăn mày hướng anh chàng bái Phật lớn tiếng ai oán: “Ta chỉ cầu xin ngươi cho ta một chút đồ sính lễ để ta đỡ đói, nhưng ngươi không cho, ngay cả một chút bày tỏ lòng từ bi ngươi đều không có thì vì sao Phật Tổ đi giúp ngươi? Nhưng mà Phật Tổ. Ngài thật sự là tàn nhẫn, Ngài thà thấy ta bị đói chết chứ không chịu ban cho ta một chút đồ ăn, chẳng lẽ ngài không có một chút lòng xót thương sao?”

Phật Tổ lại kêu linh hồn con chó đến, linh hồn con chó đến trước linh hồn tên ăn mày lớn tiếng tru tréo: “Ta chỉ xin ngươi cho ta nằm ở một góc thảm lông để cho ta được chút hơi ấm, như vậy đối với ngươi không hề hao tổn gì cả nhưng ngươi không chịu, vậy thì vì cái gì anh chàng kia lại bố thí cho ngươi? Phật Tổ vì sao cần phải thương xót ngươi?”

Cuối cùng Phật Tổ chỉ anh chàng bái Phật nói: “Làm cho ngươi đề tên bảng vàng ư; rồi chỉ tên ăn mày nói, làm cho ngươi có cơm ăn áo mặc ư, đối với ta mà nói đều chỉ là việc nhỏ. Nhưng các ngươi có thể làm được, có thể dễ dàng giúp đỡ người khác lại không chịu giúp, như vậy các ngươi có gì đáng để ta ra tay giúp đây?”

Phật Tổ nói xong cầm tấm bảng kia vứt vào trong thâm cốc, rốt cuộc anh chàng bái Phật vô duyên với công danh.

KXO2aL 20170415 thanh tam bai phat tai sao phat khong giup day chinh la nguyen do Thành tâm bái Phật mà tại sao Phật không giúp? Đây chính là nguyên do

Con người ngày càng ích kỷ, chỉ biết nghĩ cho mình, thấy người gặp khó không ra tay tương trợ, hỏi sao Phật có thể giúp đây. (Ảnh: Turako)

Có người nói con người bây giờ quá ích kỷ, một nụ cười cũng không nỡ trao cho người khác, mặt mày lúc nào cũng cau có khiến người ta thấy mặt liền sinh chán ghét.

Chúng ta luôn đem toàn bộ tâm tư đặt hết vào việc ta muốn đạt được, trong tâm trí lúc nào cũng tính toán suy nghĩ nếu chúng ta làm việc này thì sẽ được cái gì, được bao nhiêu? Mà rất ít để tâm vào việc “cho đi”, suy nghĩ việc ta làm có ảnh hưởng đến người khác không hoặc có làm cho ta nhẹ nhõm, thoải mái hay không?

Nếu chúng ta không nguyện ý “cho đi”, giúp đỡ người khác thì có tư cách gì yêu cầu người khác phải cho chúng ta? Nếu chúng ta có khả năng mà không chịu chìa tay ra giúp đỡ người thì đến khi chúng ta cần lại có tư cách gì yêu cầu người khác giúp mình?

Rất nhiều người đều không biết rằng: những gì cho đi sẽ được nhận lại.

Thánh kinh đã dạy cho người đời rằng, không biết cảm tạ người khác thì những gì mình có cũng sẽ mất đi, nếu cứ đoạt lấy của người khác thì cuối cùng cũng bị người khác chiếm mất.

Đối đãi với người khác như đối đãi với chính mình đều sẽ nhận được hồi báo. Nếu không phải nhận trực tiếp, thì cũng sẽ có nhân quả tuần hoàn, cuối cùng kết quả cũng sẽ rơi trên thân mình, vì vậy hãy tận tâm đối đãi.

Chư Phật Bồ Tát sẽ không hiện thân giúp người, nhưng sẽ phái một số người khác đến bên giúp đỡ, có thể những người cầu xin chúng ta giúp đỡ (như ăn xin, người thiếu tiền chữa bệnh), kỳ thật đều là quý nhân do chư Phật Bồ Tát an bài đến để cho chúng ta gieo mầm phúc quả.

Lấy thiện đãi người, lấy thiện vì thế giới
Việc xấu chớ làm, nên làm việc thiện
Gieo dưa thu dưa, gieo đậu thu đậu
Trồng giống cây nào, sẽ thu quả đó
Làm người tốt sẽ được tốt, làm người xấu sẽ hủy chính mình.
  Khám Phá Thế Giới
Tin Tức Chứng Khoán
Thông Tin Khởi Nghiệp
Tin Tức Doanh nghiệp
Chính Sách – Quản Lý
 

BUSINESS – CỔNG THÔNG TIN VỀ VẤN ĐỀ KINH DOANH , THƯƠNG MẠI, KHỞI NGHIỆP MỚI NHẤT, GƯƠNG MẶT DOANH NHÂN VÀ NHỮNG BÀI HỌC TRONG THỰC TIỄN QUẢN TRỊ CỦA DOANH NHÂN

BUSINESS BY THIENMY.COM – THÔNG TIN KINH DOANH – KHỞI NGHIỆP – MARKETING – DOANH NHÂN

Cùng Danh Mục

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>