Chuyện Tề Cảnh Công giải mộng: Người tài đức không cầu cũng sẽ tự được

Tề Cảnh Công liền triệu người giải mộng đến để ban thưởng. Lúc đó người giải mộng mới nói: “Đây không phải công lao của thần, mà là Yến Tử bảo thần nói như vậy”. Sau khi nghe vậy, Cảnh Công lại phái người gọi Yến Tử đến để hỏi cho rõ ngọn ngành.

 

Con người đôi khi cứ truy cầu được mất, tính toán chi li, làm được chuyện tốt hẳn sẽ kể lể công trạng. Tuy nhiên, những người tài đức thực sự lại thường khiêm nhường, chẳng màng danh lợi, nhưng cuối cùng vẫn “không cầu mà tự được”.

n3voSf 20170414 te canh cong giai mong nguoi tai duc at khong cau cong lao Chuyện Tề Cảnh Công giải mộng: Người tài đức không cầu cũng sẽ tự được

Người tài đức ắt không cầu công lao. (Ảnh minh họa từ Internet)

 

Có một lần, Tề Cảnh Công bị mắc bệnh thận, nằm liệt giường liên tiếp hơn mười ngày không dậy nổi, các đại thần đều hết sức sốt ruột lo lắng.

 

Vào một buổi tối, Tề Cảnh Công gặp một cơn ác mộng, mộng thấy mình đánh nhau với hai Mặt trời, cuối cùng mình bị đánh bại, vì thế mà Cảnh Công vô cùng hụt hẫng

Ngày hôm sau, đại thần của Tề Cảnh Công là Yến Tử vào triều sớm, Tề Cảnh Công nói với ông: “Đêm qua ta nằm thấy mình đánh nhau với 2 Mặt trời, cuối cùng ta bị đánh bại. Điều này có phải báo hiệu bệnh của ta không thể chữa nổi?”.

Yến Tử trầm tư một lát, rồi trả lời: “Bệ hạ đừng lo lắng. Thần sẽ mời người giải mộng đến, để họ xem giấc mộng của bệ hạ là hung hay là cát”. Nói xong, Yến Tử liền xuất cung rồi phái người đi tìm người giải mộng.

Chỉ chốc lát sau, người giải mộng đã có mặt. Người giải mộng hỏi Yến Tử nói: “Ngài có việc gấp gì tìm ta sao?”.

Yến Tử nói: “Tối hôm qua quốc vương gặp một cơn ác mộng, trong mộng thấy mình đánh nhau với hai Mặt trời, kết quả bị đánh bại. Quốc vương cảm thấy việc này là điềm xấu, hoài nghi rằng mình bệnh hết thuốc chữa, cho nên đã bảo ta mời ngài đến xem sự tình là như thế nào, xem giấc mộng kia là cát hay hung?”.BcKCN8 Chuyện Tề Cảnh Công giải mộng: Người tài đức không cầu cũng sẽ tự được

 

Người giải mộng nghe xong, không một lưỡng lự nói: “Xin được giải thích theo ý nghĩa tương phản! Bị đánh bại trên thực tế là không bị đánh bại”.

Yến Tử nghe xong nói: “Không nên giải thích như vậy. Quốc vương bị bệnh thuộc âm, trong khi đó lại nằm mơ thấy Mặt trời là thuộc về dương, quốc vương không thể chiến thắng hai Mặt trời, chính là một âm không thể thắng hai dương, đây là báo hiệu bệnh sắp khỏi. Xin ngài hãy nói lại với Quốc vương đúng như vậy”.

Thế là người giải mộng đến gặp Tề Cảnh Công, giải đáp đúng lời của Yến Tử. Tề Cảnh Công nghe xong cảm thấy hết sức vui mừng, nhờ đó mà tinh thần cũng được vực hẳn dậy. Và quả thực sau vài ngày bệnh của Tề Cảnh Công đã hoàn toàn khỏi.BcKCN8 Chuyện Tề Cảnh Công giải mộng: Người tài đức không cầu cũng sẽ tự được

Tề Cảnh Công liền triệu người giải mộng đến để ban thưởng. Lúc đó người giải mộng mới nói: “Đây không phải công lao của thần, mà là Yến Tử bảo thần nói như vậy”. Sau khi nghe vậy, Cảnh Công lại phái người gọi Yến Tử đến để hỏi cho rõ ngọn ngành.

Yến Tử nói: “Đúng là thần đã bảo người giải mộng nói như vậy. Bởi vì nếu là chính thần nói ra, ngài nhất định sẽ không tin, cho nên thần đã nghĩ ra cách để cho người giải mộng nói, sau khi người giải mộng nói xong, quả nhiên sinh ra hiệu quả kỳ diệu, vậy nên xét cho cùng thì đây chính là công lao của người giải mộng, thần cũng chẳng có công cán gì”.

Tề Cảnh Công nghe xong liền tán thưởng họ: “Yến tử không tranh đoạt công lao của người khác, người giải mộng không giấu diếm trí tuệ của người khác, các ngươi đều là những người có tài đức!”. Sau đó Tề Cảnh Công ban thưởng cho cả hai người.

Hồ sơ Doanh Nghiệp
Nghề nghiệp Kinh Doanh
Pháp luật Đời Sống
Nội – Ngoại Thất
Khoa học Công Nghệ
 

BUSINESS – CỔNG THÔNG TIN VỀ VẤN ĐỀ KINH DOANH , THƯƠNG MẠI, KHỞI NGHIỆP MỚI NHẤT, GƯƠNG MẶT DOANH NHÂN VÀ NHỮNG BÀI HỌC TRONG THỰC TIỄN QUẢN TRỊ CỦA DOANH NHÂN

BUSINESS BY THIENMY.COM – THÔNG TIN KINH DOANH – KHỞI NGHIỆP – MARKETING – DOANH NHÂN

Cùng Danh Mục

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>