Nguồn gốc của thành ngữ, điển cố thường dùng nhưng ít ai được biết

Thứ ba, khởi nguồn từ những câu chuyên, nhân vật, lễ nghi… trong kinh sách của các tôn giáo như Kinh Phật, Kinh Thánh. Ví như điển cố “Thiên nữ tán hoa” bắt nguồn từ Kinh Phật, về sau thường được dùng để hình dung những lúc như tuyết rơi, hoa rơi, hay điển cố “Thế tội dương” (dê thế tội) nguồn gốc từ Kinh Thánh, ý chỉ người gánh chịu sai lầm thay cho người khác.

Thành ngữ, điển cố được mọi người sử dụng thường xuyên trong giao tiếp hàng ngày vì chúng ngắn gọn mà lại có hàm nghĩa phong phú. Quen thuộc là vậy nhưng mấy ai biết được nguồn gốc của chúng.

mjDbof 20170413 quen thuoc la vay nhung may ai biet nguon goc cua thanh ngu dien co Nguồn gốc của thành ngữ, điển cố thường dùng nhưng ít ai được biết

Trong giao tiếp hàng ngay chúng ta thường dùng thành ngữ, điển cố như “Ông nói gà bà nói vịt”, “Thương hải tang điền”, “Bể dâu”,….

Chưởng cố và điển cố

 

Chưởng cố vốn chỉ chế độ cũ, lệ cũ, cũng là chức quan quản lý lễ nhạc trong các sự kiện lịch sử vào thời Hán. Về sau từ này thường được hiểu là câu chuyện về các nhân vật lịch sử hay luật lệ. Từ điển cố đã có từ xưa, sớm nhất có thể ngược dòng lịch sử về triều nhà Hán, bằng chứng là truyện Đông Bình Hiến vương Thương trong “Hậu Hán thư”: “Thân khuất chí tôn, hàng lễ hạ thần, mỗi tứ yến kiến, triếp hưng tịch cải dung, trung cung thân bái, sự quá điển cố“.

 

“Từ hải” giải thích điển cố như sau:

  • Luật lệ và chưởng cố.
  • Chuyện cổ trích dẫn trong thơ văn và từ ngữ có nguốn gốc từ một câu chuyện.

Như vậy nghĩa của từ điển cố rộng hơn chưởng cố. Chưởng cố thường dân gian hóa, có hơi hướng văn nói và truyền thuyết ít ai biết đến. Trong khi đó, điển cố là câu chuyện hoặc câu chữ trong sách cổ, do đó nó càng văn bản hóa, chính quy hóa, là một nhánh của văn học chính thống. Nếu ví chưởng cố như dã sử thì điển cố là chính sử. Trên thực tế, chúng ta có thói quen xem một số câu chuyện được ưa thích trong cổ văn là điển cố, quy một số tích cổ do ông cha truyền lại là chưởng cố.

Ngoài ra, chưởng cố thường cho người ta cảm giác là văn kiện tích lũy trong thời gian dài thành câu chuyện, đúc kết kinh nghiệm, tri thức của người dân nên nó được xem như tục ngữ. Trong khi điển cố dùng ngôn ngữ ngắn gọn khái quát toàn bộ nét chính trong câu chuyện, dùng từ hoặc cụm từ làm thành ngữ như bịt tai trộm chuông, ôm cây đợi thỏ, vẽ rắn thêm chân…, vừa đọc đã hiểu ngay nó có ý gì, câu chuyện như thế nào. Vì thế điển cố thường được xem như thành ngữ.

Dù là điển cố, chưởng cố, thành ngữ hay tục ngữ thì chúng đều có điểm chung là kết cấu ngắn gọn, ý nghĩa phong phú, có sức cuốn hút và năng lực biểu hiện mạnh. Tuy nhiên, xét về mặt chữ, rất nhiều thành ngữ, điển cố không dễ lý giải chính xác, phải điều tra khảo cứu mới giải thích đúng được. Đây là nguyên nhân chính khiến thành ngữ, điển cố dần dần bị quên lãng.

Mặc dù chưởng cố và điển cố khác nhau nhưng chúng lại đồng tông đồng mạch, đồng căn nguyên. Vì vậy phân loại điển cố cũng có thể giống chưởng cố. Ví dụ từ nội dung, chưởng cố được phân thành chưởng cố văn học (như Tây Du Kí), chưởng cố văn hóa (như chưởng cố ẩm thực, chưởng cố Phật giáo), chưởng cố nhân vật (như chưởng cố Trung Hoa thập đại danh khúc), chưởng cố lịch sử (như chưởng cố Tam Quốc), chưởng cố địa phương (như chưởng cố của thập đại danh thắng Trung Quốc)… như vậy điển cố cũng có thể phân loại như trên.BcKCN8 Nguồn gốc của thành ngữ, điển cố thường dùng nhưng ít ai được biết

Ngoài ra, chưởng cố và điển cố còn có thể phân loại theo quốc gia, trong văn học nước ngoài cũng có điển cố mà họ không giống các nước phương Đông cổ đại chúng ta có chữ đồng âm khác nghĩa, nên phạm vi điển cố càng rộng, cũng phân ra nhiều loại hơn, điển cố toán học, điển cố vật lý, điển cố khoa học kĩ thuật…

Vận dụng điển cố trong thơ ca

 

Vận dụng điển cố thích hợp có thể tăng cao lực thể hiện của thi từ, giúp dùng từ ngữ ít hơn mà nội hàm phong phú hơn, có thể làm tăng thêm sự thú vị, cũng có thể làm thơ văn uyển chuyển súc tích. Trong lịch sử có nhiều đại thi hào hay dùng điển cố, dường như điển cố xuất hiện vì phụ họa thi từ, thơ và điển cố gắn bó chặt chẽ với nhau không thể phân ra.

Ở nước ngoài cũng tương tự, những ai không chịu dùng điển cố thì khi làm thơ chính họ cũng cảm thấy tác phẩm có cảm giác không tốt như lúc dùng điển cố, nguyên nhân chính là sự hàm súc uyển chuyển của điển cố có thể giúp thơ ca súc tích mà vẫn sinh động. Vậy trong lúc sáng tác thi từ làm sao để có thể vận dụng tốt điển cố? Để làm được chuyện này bạn cần phải biết 5 điều sau:

1. Phải quen thuộc, hiểu rõ càng nhiều điển cố càng tốt, như vậy thì lúc cần mới có khả năng dùng đến, lịch sử nước ta đã có từ lâu đời, văn hóa phong phú, các hiện tượng trong sinh hoạt xã hội thông thường đều có điển cố liên quan. Cần phải tránh sáng tác khi đầu óc trống rỗng, vì lúc đó rất khó liên tưởng đến điển cố.

2. Phải lý giải chính xác hàm nghĩa của điển cố và phương pháp sử dụng, tránh trường hợp dùng sai, dùng lệch, khiến bản thân bị chê cười, ảnh hưởng ý tứ biểu đạt. Ví dụ điển cố của “cầm tâm” nói về chuyện tình giữa Tư Mã Tương Như và Trác Văn Quân nên dùng nó để nói về tình yêu là chuẩn xác nhất, còn nếu vận dụng vào tình thân, tình bạn… thì sẽ không thích đáng hoặc gượng ép, hay như điển cố “vọng đế” mang màu sắc bi ai mà dùng vào trường hợp vui mừng thì không thỏa đáng.

ZeZdJO 20170413 quen thuoc la vay nhung may ai biet nguon goc cua thanh ngu dien co Nguồn gốc của thành ngữ, điển cố thường dùng nhưng ít ai được biết

Tranh Bá Nha đánh đàn của Đinh Quan Bằng đời nhà Thanh.

3. Phải nắm vững hoàn cảnh sử dụng điển cố, có thể dựa vào yêu cầu về câu cú thanh vận hành văn để điều chỉnh điển cố. Ví dụ “cao sơn lưu thủy” được người xưa vận dùng rất nhiều kiểu vào thi từ: Tử Kỳ, tri âm, huyền đoạn, cao sơn nhất lộng, Tử Kỳ nhĩ, lưu thủy dẫn, Bá Nha cao sơn, lưu thủy cao sơn… nhưng phải lưu ý không thể thay đổi từ mấu chốt như trong câu trên các từ Bá Nha, Chung Kỳ, huyền, đoạn… không thể đổi thành từ khác.

4. Phải chú ý sinh mệnh lực của điển cố. Thi từ viết ra là để cho người khác xem, vận dụng điển cố là để truyền đạt tư tưởng của bản thân cho người khác, vì vậy không thể dùng điển cố hiếm gặp, trúc trắc vào thi từ. Như thơ cận thể được sáng tác sau thời nhà Đường nên hầu hết điển cố trong đó đều có trước thời Đường, đa số có nguồn gốc từ thời Ngụy – Tân – Nam Bắc triều, những ai học thi từ Đường – Tống cũng quen thuộc với các điển cố này.BcKCN8 Nguồn gốc của thành ngữ, điển cố thường dùng nhưng ít ai được biết

5. Dù điển cố truyền đạt lý lẽ, thể hiện sự vật nhưng vẫn cách một tầng vì nó chỉ là liên tưởng sinh ra từ chuyện này, do đó khi sáng tác thi từ không nên dùng nhiều điển cố. Thứ gì cũng vậy, dù có tốt bao nhiêu thì khi dùng nhiều quá cũng trở thành không tốt, đây chính là đạo lý vật cực tất phản.

Nguồn gốc điển cố

rQ4KiL 20170413 nguon goc cua thanh ngu dien co thuong dung nhung it ai biet Nguồn gốc của thành ngữ, điển cố thường dùng nhưng ít ai được biết

Tranh “Hằng Nga bôn Nguyệt” của Đường Dần thời nhà Minh.

Điển cố ra đời từ 3 nguồn gốc. Thứ nhất, điển cố bắt nguồn từ chuyện dân gian, truyền thuyết, phong tục dân gian, thần thoại, sự kiện nổi tiếng trong lịch sử, hoặc là địa danh nào đó,… Như điển cố “Hằng Nga bôn Nguyệt” kể rằng ngày xưa có một cô gái tên là Hằng Nga đã vụng trộm uống thuốc trường sinh bất lão, nhưng nàng uống nhiều quá liền không kiềm chế được bay lên Mặt trăng.

Thứ hai là điển cố hình thành từ các câu chuyện và nhân vật trong một số sách sử hoặc tác phẩm văn học. Ví như điển cố “Tài cao bát đấu” (tài trí hơn người). Truyện kể rằng vào thời xưa, Tào Thực được công nhận là người tài hoa xuất chúng, học thức uyên bác, ông nổi tiếng có thể làm xong bài thơ trong 7 bước. Thi nhân Tạ Linh Vận từng nói: “Tài trong thiên hạ có 1 thạch. Riêng Tào Tử Kiến chiếm lấy 8 đấu, ta được 1 đấu, thiên hạ cùng chia nhau 1 đấu“. Về sau mọi người liền gọi những ai tài giỏi phi thường là “Tài cao bát đấu”.

Thứ ba, khởi nguồn từ những câu chuyên, nhân vật, lễ nghi… trong kinh sách của các tôn giáo như Kinh Phật, Kinh Thánh. Ví như điển cố “Thiên nữ tán hoa” bắt nguồn từ Kinh Phật, về sau thường được dùng để hình dung những lúc như tuyết rơi, hoa rơi, hay điển cố “Thế tội dương” (dê thế tội) nguồn gốc từ Kinh Thánh, ý chỉ người gánh chịu sai lầm thay cho người khác.

Tin Tức Giáo dục
Quản trị Doanh Nghiệp
Dự Án Kinh Doanh
Nhân vật Nổi Tiếng
Phong cách Cuộc Sống
 

BUSINESS – CỔNG THÔNG TIN VỀ VẤN ĐỀ KINH DOANH , THƯƠNG MẠI, KHỞI NGHIỆP MỚI NHẤT, GƯƠNG MẶT DOANH NHÂN VÀ NHỮNG BÀI HỌC TRONG THỰC TIỄN QUẢN TRỊ CỦA DOANH NHÂN

BUSINESS BY THIENMY.COM – THÔNG TIN KINH DOANH – KHỞI NGHIỆP – MARKETING – DOANH NHÂN

Cùng Danh Mục

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>