Ngâm chân đúng cách vào mùa đông để phòng bệnh và tăng cường sức khỏe vào trời lạnh

Sau bữa tối từ 1-2 giờ, trước khi đi ngủ là tốt nhất, ví dụ như: người đi ngủ vào lúc 11 giờ thì nên vào lúc 8-9 giờ. Nếu thời gian quá lâu sẽ gây nên các triệu chứng như đổ mồ hôi, nhồi tim, vì thế phải theo nguyên tắc không quá 20 phút.

Từ đầu gối xuống dưới chân có rất nhiều huyệt đạo quan trọng, thường xuyên ngâm chân bằng nước nóng có rất nhiều lợi ích, nhất là vào mùa đông lạnh giá.

 

Ngâm chân là một cách “chữa bệnh bằng nước”, dùng lực đẩy, lực cản, nhiệt độ, tác dụng mát xa của nước để thúc đẩy sự trao đổi chất mới, cải thiện tuần hoàn. Ngâm chân vào mùa đông có thể phòng bệnh, tăng cường sức khỏe, bạn hãy thử xem sao!

 

Ngâm chân có tác dụng cải thiện tuần hoàn máu

Đông y cho rằng: bàn chân có hình dáng như cơ thể con người, ngón chân cái ứng với đầu, ngâm chân từ đầu gối trở xuống cẳng chân có tác dụng cải thiện tuần hoàn máu.

Phạm vi các huyệt tương quan chịu kích thích bao gồm “huyệt dũng tuyền” ở lòng bàn chân tương ứng với thận, những điểm phản ứng ở dưới chân cùng những vị trí mu bàn chân, phía trước và sau cẳng chân cho đến bên dưới đầu gối được đông y thời xưa gọi là “ngũ thú huyệt” (năm huyệt yếu trên cơ thể).

Chúng tôi với các bác sĩ hàng đầu sẽ tư vấn cho bạn về sức khỏe quan hệ tình dục, các tư thế quan hệ sướng nhất và các phương pháp chữa yếu sinh lý vô cùng hiệu quả sẽ giúp cho bạn khỏi vấn đề của mình ngay

 

Những điều cần chú ý trước khi ngâm chân:

1. Thời gian

Sau bữa tối từ 1-2 giờ, trước khi đi ngủ là tốt nhất, ví dụ như: người đi ngủ vào lúc 11 giờ thì nên ngâm chân vào lúc 8-9 giờ. Nếu thời gian quá lâu sẽ gây nên các triệu chứng như đổ mồ hôi, nhồi tim, vì thế phải ngâm chân theo nguyên tắc không quá 20 phút.

2. Mực nước

Độ cao của nước khi ngâm chân là dưới đầu gối. Đông y cho rằng nên ngâm trên mắt cá khoảng 8 cm là được, không ngâm đến bắp chân. Thông thường kích thước của thùng nước ngâm chân tốt nhất là dưới đầu gối.

Xem Thêm:  Top 6 công dụng của rau hẹ đối với sức khỏe của bạn

 

Nếu ngâm chân để tăng cường tuần hoàn máu, để tránh giãn tĩnh mạch thì nên ngâm đến bắp chân.

3. Nhiệt độ của nước

Nhiệt độ của nước phù hợp nhất là 40℃. Trong lúc ngâm nếu nước bị nguội đi, có thể nhờ người nhà đổi chậu nước ngâm khác có nhiệt độ vừa phải hoặc chuẩn bị một thùng nước khác.

4. Môi trường

Có thể vừa đọc sách, xem TV vừa ngâm chân ở phòng khách, phòng tắm đều được, quan trọng là cần thoáng mát, thoải mái, tránh để bị lạnh.

5. Giữ ấm

Sau khi ngâm chân, chỗ chân lông ở chân mở ra, phải lập tức lau khô, mang vớ hoặc mang dép giữ ấm. Nếu sau khi ngâm chân mà không giữ ấm thì sẽ không tốt cho sức khỏe.

Những điều cấm kỵ khi ngâm chân

 

Ngâm chân có một số điều cấm kỵ cần chú ý.

1. Không ngâm chân khi quá no hoặc quá đói

Ngâm chân sẽ thúc đẩy tuần hoàn máu trên cả cơ thể, dễ gây ra chóng mặt. Vì thế nếu quá no, quá đói, trong lúc ăn hoặc nửa tiếng sau khi ăn đều không được ngâm chân. Việc này sẽ ảnh hưởng đến sự cung cấp máu cho dạ dày.

2. Người bị bệnh tiểu đường phải chú ý nhiệt độ nước

Người bị bệnh tiểu đường hoặc bệnh động mạch ngoại biên, người lớn tuổi không thể chịu nhiệt độ quá cao sẽ dễ bị phỏng. Kiểm soát nhiệt độ nước và thời gian là rất quan trọng.

3. Nhóm người đặc thù nên ngâm chân trong thời gian ngắn

Nhóm người đặc biệt như những người bị bệnh tim mạch, huyết áp thấp, hay chóng mặt, bệnh nhân suy tim đều không nên ngâm chân bằng nước quá nóng hoặc thời gian quá lâu. Nếu không thì có thể dẫn đến giãn mạch máu, gây thiếu máu, thiếu oxy truyền đến các cơ quan quan trọng của cơ thể và gây bệnh.

4. Người bị bệnh nấm chân cẩn thận nhiễm trùng

Người bị bệnh nấm chân nặng khi ngâm bằng nước nóng sẽ dễ làm vết thương bị nhiễm trùng. Những người bị viêm da, phỏng hoặc trật chân, vết thương ngoài da cũng không nên ngâm chân.

5. Trẻ nhỏ không nên ngâm bằng nước quá nóng trong thời gian dài

Vòm bàn chân hình thành từ khi còn nhỏ, nếu thường xuyên rửa chân cho trẻ bằng nước nóng, dây chằng ở lòng bàn chân sẽ trở nên lỏng lẻo, không có lợi cho việc hình thành và phát triển vòm bàn chân, lâu ngày sẽ dễ trở thành bệnh bàn chân bẹt.

 

Cùng Danh Mục

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>